TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG TRƯỜNG HỌC

Thứ hai - 08/11/2021 02:44
Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn ra rất phức tạp, dịch Covid-19 cũng đã và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội trên thế giới cũng như Việt Nam bao gồm cả chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRONG TRƯỜNG HỌC
            Hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS. Vì vậy biết cách tự phòng cho mình và cho cộng đồng cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.
           Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm là nguyên nhân của đại dịch HIV/AIDS đã và đang làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống. Chúng xâm nhập vào học đường vào những đối tượng thanh thiếu niên thiếu bản lĩnh và kiến thức tự bảo vệ, những học sinh đua đòi, ăn chơi chạy theo lối sống gấp và sành điệu. Nhưng khi thả mình trong sự mê hoặc của nàng tiên nâu họ đâu biết rằng tử thần đang rình rập. Ma túy là hố đen khổng lồ nuốt gọn tương lai, hoài bão, sức khỏe và đạo đức của tuổi trẻ.
1
         
        Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tiếp tục diễn biến ngày càng phức tạp. Đường lây truyền HIV đang thay đổi qua quan hệ tình dục không an toàn trong cả nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển giới, người sử dụng ma túy tổng hợp...Từ đó cảnh báo dịch HIV sẽ ngày càng trở nên khó kiểm soát.
3
Dải băng đỏ là biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với những người nhiễm HIV
          Học sinh là những đối tượng rất được quan tâm trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Để góp phần ngăn chặn sự lây lan, bùng phát của căn bệnh này. Chúng ta phải hiểu biết các kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, các biện pháp phòng tránh lây nhiễm.
HIV/AIDS là gì?
            HIV là chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, AIDS là giai đoạn cuối của HIV. Ở giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể đã bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và ung thư.
           HIV không lây truyền qua sinh hoạt thông thường như dùng chung đồ, ăn uống, bắt tay, nằm cùng giường, tắm chung, dùng chung nhà vệ sinh, muỗi đốt, làm việc và học tập chung.
           HIV/AIDS biểu hiện qua các giai đoạn, triệu chứng bệnh và con đường lây bệnh như sau:
-  Giai đoạn mới nhiễm HIV (còn gọi giai đoạn cửa sổ): kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn khoẻ mạnh, xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính nhưng có khả năng truyền HIV sang người khác.
-  Giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng: Bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng của một số bệnh nhiễm trùng cơ hội. Những triệu chứng này có thể mất đi sau một thời gian điều trị.
-  Giai đoạn AIDS: Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện một cách rầm rộ và rất khó điều trị hiệu quả. Với các biểu hiện thường gặp như: sút cân nhanh, tiêu chảy kéo dài, sốt dai dẳng, ho kéo dài, viêm da và niêm mạc miệng, sưng hạch ở nhiều nơi…
HIV lây truyền như thế nào?
           HIV có nhiều trong máu, trong dịch tiết sinh học và trong sữa mẹ nên HIV lây truyền qua:
-  Quan hệ tình dục.
-  Lây truyền qua đường máu khi dùng chung bơm tiêm và các vật sắc nhọn xuyên chích qua da không được vô trùng, truyền máu không được xét nghiệm HIV hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của bệnh nhân HIV/AIDS.
-  Mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con lúc mang thai, lúc đẻ và khi cho con bú.
Vậy chúng ta phải phòng nhiễm HIV như thế nào?
Chúng ta không thể xác định được người nhiễm HIV qua nhìn bề ngoài. Vì vậy mỗi người cần phòng và tránh lây truyền HIV bằng cách:
-  Quan hệ tình dục an toàn.
- Tránh tiếp xúc với máu của người khác như:
    + Không dùng chung bơm tiêm, dao cạo, bàn chải  răng, bấm móng tay,...và các dụng cụ xuyên chích qua da.
     + Không truyền máu mà chưa được xét nghiệm và khẳng định không có HIV.
- Tránh lây truyền từ mẹ sang con:
       + Người có HIV vẫn có quyền kết hôn. Nếu muốn có thai thì cần được tư vấn.
     + Nếu đã có thai, người phụ nữ cần được hướng dẫn uống thuốc kháng HIV và được tư vấn thêm để tránh lây nhiễm HIV cho con.

Người nhiễm HIV/AIDS còn có cơ hội đóng góp cho cộng đồng vì họ vẫn có thể sống khoẻ mạnh và làm việc có ích.
Vì thế chúng ta cần:
- Tăng cường phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

- Phòng, chống HIV/AIDS trong đại dịch Covid-19: Không để ai bị bỏ lại phía sau!
- Dùng riêng bơm kim tiêm sạch giúp phòng lây nhiễm HIV!
- Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!
- Tham gia bảo hiểm y tế là cách tốt nhất để người nhiễm HIV được điều trị HIVIAIDS liên tục suốt đời!
- Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021.                                                                                                                              Tổ Hóa – Sinh THPT 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

trai
phai
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây